Với mức sống ngày càng được nâng cao, các hãng hàng không mới mở thêm nhiều đường bay tiết kiệm và các nước tung ra chính sách mở cửa đón khách du lịch quốc tế càng nhiều thì việc đi du lịch nước ngoài nay đã ngày càng phổ biến, thủ tục dễ dàng và chi phí rẻ hơn hơn trước rất nhiều. Từ đó việc mỗi người có trong tay hộ chiếu ngày càng phổ biến hơn.

Tuy nhiên, còn có khá nhiều người chưa biết rõ ràng về 2 khái niệm visa và hộ chiếu. Bài viết này sẽ cung cấp thêm thông tin về 2 khái niệm này nhé.

Hộ chiếu (Passport) là gì?

Đây là một loại giấy tờ xác minh cá nhân, thực chất là một quyển sổ nhỏ do chính phụ (ở đây là Việt Nam) và cụ thể hơn là cục xuất nhập cảnh cấp. Hộ chiếu được sử dụng tương tự như CMND/CCCD nhưng có có thể sử dụng được ở cả nước ngoài lần trong nước.

Phân biệt hộ chiếu và visa 2
3 loại hộ chiếu thông dụng của Việt Nam

Hộ chiếu hiện tại có 3 loại thông dụng

  • Hộ chiếu phổ thông (Popular Passport): Là loại hộ chiếu cấp cho tất cả công dân của đất nước đó. Với Việt Nam, tùy theo đối tượng được cấp, hộ chiếu phổ thông có thời hạn từ 5 – 10 năm. Loại hộ chiếu này là bắt buộc khi du lịch, học tập, công tác ở nước ngoài.
  • Hộ chiếu công vụ (Official Passport): Được cấp phép cho cá nhân trong cơ quan, chính phủ nhà nước đi công vụ ở nước ngoài.
  • Hộ chiếu ngoại giao (Diplomatic Passport): Được cấp cho quan chức ngoại giao của chính phủ công tác ở nước ngoài.

Với cá nhân là công dân Việt Nam thì chúng ta chỉ cần quan tâm đến hộ chiếu phổ thông. Thủ tục làm hộ chiếu rất đơn giản, chỉ cần 2 ảnh 4×6, tờ khai đăng ký hộ chiếu, phí 200.000đ và hồ sơ của bạn trong sạch thì hộ chiếu sẽ được cấp trong thời gian 1 tuần tại phòng xuất nhập cảnh của tỉnh/thành phố mà bạn sinh sống.

Visa (thị thực nhập cảnh) là gì?

Visa (thị thực nhập cảnh) là giấy chứng nhận của cơ quan nhập cư thuộc một quốc gia để xác minh bạn (hoặc một người nào đó) được cấp phép nhập cảnh vào quốc gia đó trong một khoảng thời gian quy định tùy trường hợp như nhập cảnh 1 lần hay nhiều lần.

Visa được chia làm 2 loại:

  • Visa di dân: Là loại visa nhập cư theo diện bảo lãnh như cha mẹ bảo lãnh con cái, vợ bảo lãnh chồng qua sống tại đất nước mới…
  • Visa không di dân: Là loại visa nhập cảnh vào 1 nước có thời hạn quy định bao gồm
    • Du lịch
    • Công tác, làm việc
    • Kinh doanh
    • Điều trị, chữa bệnh
    • Lao động thời vụ
    • Học tập
    • Chương trình trao đổi
    • Ngoại giao, chính trị

Sự khác nhau giữa hộ chiếu và thị thực nhập cảnh là gì?

  • Passport là giấy tờ có trước, là tài liệu cần có để được cấp visa. Visa thường được cấp bằng cách đóng dấu hoặc dán vào hộ chiếu tùy theo quy định của các nước khác nhau.
  • Không có hộ chiếu thì sẽ không cấp được visa vì visa được đóng hoặc dán vào một hoặc một số trang của hộ chiếu.
  • Một số quốc gia và vùng lãnh thổ cấp visa rời tuy nhiên dù rời nhưng visa luôn phải kẹp cùng hộ chiếu để thực hiện các thủ tục xuất nhập cảnh.

Ví dụ:

Bạn muốn nhập cảnh sang Mỹ để du lịch trong thời gian 2 tuần thì bạn cần có 2 loại giấy tờ:

  • Passport do chính phủ Việt Nam xác nhận bạn là công dân Việt Nam hợp pháp và muốn ra nước ngoài.
  • Visa do chính phủ Mỹ cấp, xác nhận cho phép bạn nhập cảnh vào nước họ để đi du lịch.
  • Visa chỉ có giá trị sử dụng với mục đích nhập cảnh và lưu trú tại nước ngoài (Nước cấp visa); còn hộ chiếu còn được dùng trong nước và nước ngoài như một loại giấy tờ tùy thân, nhân thân và trong một số trường hợp có thể thay thế CMND

Hy vọng qua bài viết này các bạn sẽ hiểu và phân biệt được sự khác nhâu giữa hộ chiếu (passport) và thị thực nhập cảnh (visa).

Mọi thắc mắc, ý kiến đóng góp xin mời bạn để lại bình luận tại cuối bài viết. Xin cảm ơn!

Từ khoá:

,

Giới thiệu về tác giả

Việt Nguyễn

Người viết blog

Mình là Việt, mình 28 tuổi và lý do mà mình mở blog này chính là chia sẻ những kinh nghiệm, trải nghiệm mà bản thân đã khám phá được tới mọi người

Xem tất cả các bài viết